Công nghệ và y học: 10 tiến bộ công nghệ y học

Ngày đăng: 14/04/2023

Suốt nhiều năm, công nghệ và y học đã đồng hành cùng nhau. Những tiến bộ nhất quán trong dược phẩm và lĩnh vực y tế đã cứu mạng hàng triệu người, đồng thời cải thiện phục hồi cho nhiều người khác


Thời gian trôi qua và công nghệ liên tục nâng cấp, do đó không thể nói chính xác kế tiếp sẽ là những tiến bộ y học nào. Bài viết dưới đây của nhóm tác giả đề cập 10 công nghệ y học mới hứa hẹn nhiều đột phá.

Công nghệ mRNA

Công nghệ mRNA đã được chú ý gần đây khi mà các loại vaccine mới dùng để đặc trị COVID-19 có sử dụng nó. Với hiệu quả cao, khả năng phát triển nhanh và tiềm năng chi phí sản xuất thấp, vaccine mRNA đem đến một giải pháp thay thế cho cách tiếp cận vaccine truyền thống. mRNA (acid ribonuleic thông tin) là một phân tử RNA sợi đơn mang thông tin di truyền có nguồn gốc từ ADN, vaccine mRNA cung cấp một mã di truyền cho các tế bào nhằm cho phép chúng sản xuất các protein virus, một khi các protein được tạo ra thì cơ thể có thể hình thành phản ứng miễn dịch. mRNA đã tạo động lực lớn cho nỗ lực phát triển các loại vaccine mRNA khác từ bệnh ung thư đến virus Zika.





mRNA có thể mã hóa cho bất kỳ loại protein nào, và giúp chúng ta phát triển ra mọi phương pháp điều trị bằng cách khiến cho cơ thể sản sinh phản ứng như thuốc. Nhiều loại thuốc dựa trên protein như kháng thể được tạo ra bên ngoài cơ thể đã được chứng minh cực kỳ hiệu quả, song cũng đặc biệt tốn kém. Vì vậy bằng cách dùng công nghệ mRNA, thời gian và chi phí phát triển có thể được cắt giảm bằng cách thiết lập cơ thể con người tự sản xuất ra protein cần thiết.
 
 
Thực tế ảo

Thực tế ảo (VR) đã xuất hiện được một thời gian, tuy nhiên bây giờ nó được tăng cường sử dụng để điều trị và quản lý một loạt các bệnh và tình trạng tâm lý, từ lo âu đến chán chường, từ sa sút trí tuệ tới bệnh tự kỷ. Nhưng khả năng của nó không chỉ gói gọn trong các tình trạng sức khỏe tâm thần mà còn dùng để quản lý cảm giác đau khá hiệu quả bằng cách thay đổi suy nghĩ và nhận thức của bệnh nhân về cơn đau.

VR cũng cải thiện đáng kể thời gian đào tạo cho các chuyên gia y tế khi cho phép nó đưa vào cơ thể người. Nó cũng cải thiện cách bác sĩ chẩn đoán bệnh khi bệnh nhân có thể bước vào cái nhìn toàn cảnh đối với cơ thể của họ, khiến họ hiểu biết tốt hơn về bệnh hoặc tình trạng bệnh. Vẫn còn tiềm năng khổng lồ chưa được biết đến với VR, song hiện thời nó đang phát huy hiệu quả trong chăm sóc phòng ngừa, phục hồi, hỗ trợ sinh hoạt, liệu pháp ung thư và phẫu thuật.


Công nghệ thần kinh

Công nghệ thần kinh giúp hiểu bộ não, hình dung cách nó làm việc và thậm chí kiểm soát não bộ, sửa chữa hoặc phục hồi chức năng của nó. Những thành phần này có thể là máy tính, điện cực hay bất kỳ thiết bị nào khác có thể được thiết lập để chặn các xung điện truyền qua cơ thể. Công nghệ thần kinh đang được dùng để chụp hình ảnh não bằng cách ghi lại từ trường được sản sinh bởi hoạt động điện trong não, kích thích thần kinh, kích thích não bộ và hệ thần kinh ảnh hưởng hoạt động não. Minh chứng là Neuralink được phát triển bởi tỷ phú Elon Musk, Neuralink đang phát triển ra một thiết bị có thể gắn vào não người, nó sẽ ghi lại hoạt động não và phát dữ liệu này cho một máy tính.

Kế đó các nhà nghiên cứu có thể phân tích những phát hiện này và dùng chúng để kích thích hoạt động của não bộ. Nếu thành công, nó có thể dùng để trị các bệnh về não như Alzheimers và Parkinsons. Elon Musk nói rằng Neuralink đang hy vọng sẽ bắt đầu cấy ghép các con chip lên cơ thể người ngay trong năm 2022.


Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ thú vị nhất trong cảnh quan chăm sóc sức khỏe trong năm 2022. AI tỏ ra hiệu quả trong việc phát hiện sớm bệnh và xác nhận chẩn đoán chính xác nhanh hơn. Chẳng hạn như trong chăm sóc ung thư vú, việc dùng AI giúp việc quan sát hình ảnh chụp quang tuyến vú nhanh hơn gấp 30 lần với độ chính xác lên đến 99%, giảm nhu cầu sinh thiết không cần thiết. AI cũng được áp dụng vào giám sát bệnh tim thời kỳ đầu nhằm cho phép người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm phát hiện sớm hơn các vấn đề đe dọa sinh mạng, cũng như ở giai đoạn dễ điều trị hơn.

Ngoài ra, AI cũng giúp các bác sĩ lâm sàng tạo ra nhiều chương trình điều trị toàn diện hơn, cho phép bệnh nhân quản lý tình trạng bệnh của họ một cách hiệu quả hơn. Nghiên cứu và chế thuốc cũng là một trong những ứng dụng gần đây mà AI thực nghiệm trong khoa học đời sống. AI giúp tạo những cách khám phá và tái sử dụng thuốc, cắt giảm thời gian đưa thuốc mới ra thị trường, giảm đáng kể các chi phí liên quan.


Công nghệ in 3D

Máy in 3D đã nhanh chóng trở thành một trong những công nghệ nóng bỏng nhất trên thị trường. Trong chăm sóc sức khỏe, thiết bị này có thể dùng để tạo ra các cách thức cấy ghép và thậm chí có thể dùng trong phẫu thuật. Chi được in 3D đang được dùng phổ biến, với các chức năng kỹ thuật số cho phép chúng ăn khớp với các phép đo của mỗi cá nhân chính xác đến từng  milimet.

Cũng đang có ý tưởng thúc đẩy dùng công nghệ in 3D trong việc lập kế hoạch phẫu thuật. Bằng cách dùng bản sao thực tế của giải phẫu thực trên bệnh nhân đã cho phép các bác sĩ mổ thử các thủ thuật mà trước đây họ không thể làm được. Khả năng dùng các mô hình in 3D trong phẫu thuật không chỉ làm tăng tỷ lệ thành công mà còn giảm thời gian trong phòng mổ cùng thời gian phục hồi.

Ngoài ra, in 3D còn dùng để “in” các viên thuốc có chứa nhiều viên thuốc trong đó, giúp các bệnh nhân điều trị hiệu quả. Công nghệ in 3D cũng đã tạo ra đột phá trong việc tái tạo tế bào da dùng để điều trị chứng bỏng của bệnh nhân. Mặt khác, các nhà khoa học cũng dùng in 3D để tạo ra mạch máu, buồng trứng tổng hợp và thậm chí cả một tuyến tụy.

Những cơ quan nhân tạo này sau đó sẽ được phát triển trong cơ thể bệnh nhân và thay thế cho các bộ phận ban đầu bị lỗi. Khả năng cung cấp nội tạng nhân tạo không bị hệ miễn dịch của cơ thể từ chối đã làm nên cuộc cách mạng, cứu sống hàng triệu người, điều đó phụ thuộc vào cấy cứu sinh mỗi năm.


Y học chính xác

Y học chính xác xem xét sự khác biệt về di truyền, môi trường và lối sống của mỗi bệnh nhân. Chẳng hạn như khi dùng y học chính xác để đặc trị bệnh nhân ung thư, thì thuốc có thể được tạo ra dành riêng cho họ dựa trên cấu tạo gene duy nhất của họ.

Loại thuốc cá nhân hóa này hiệu quả vượt xa các cách điều trị khác khi nó tấn công khối u dựa trên di truyền của bệnh nhân, gây ra đột biến gene và khiến cho khối u dễ bị tiêu diệt hơn. Y học chính xác dự báo sẽ chuyển đổi tương lai của chăm sóc sức khỏe. Đối với các chứng bệnh di truyền và hiếm gặp thì y học chính xác cũng hứa hẹn trong việc đặc trị lây nhiễm.


CRISPR

CRISPR là thứ công nghệ chỉnh sửa di truyền hiện đại bậc nhất hiện nay, nó khai thác những cơ chế tự nhiên của hệ miễn dịch của tế bào vi khuẩn đối với virus xâm nhập, rồi từ đó sẽ “tùng xẻo” các sợi ADN bị nhiễm bệnh. Việc cắt bỏ ADN lỗi này có thể là một dạng chuyển đổi tiềm năng trong điều trị bệnh. Bằng việc sửa đổi gene, một số mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe chúng ta như bệnh ung thư và HIV sẽ bị chế ngự chỉ còn là thời gian.



CRISPR cũng đang tìm cách để đặc trị những chứng bệnh hiếm gặp. Xơ nang (CF) là một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp mà thường ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ hô hấp và tiêu hóa. CF gene gây nên đột biến làm thay đổi quy định muối trên màng tế bào dẫn đến chất nhầy này bị đặc quánh lại, từ đây gây ra các chứng bệnh về phổi, tuyến tụy và các cơ quan nội tạng khác.


Khám bệnh từ xa

Y tế từ xa và khám bệnh từ xa đã trở nên hết sức phổ biến kể từ khi bùng dịch Covid-19 từ năm 2020. Khám từ xa đề cập đến các dịch vụ lâm sàng từ xa, trong khi đó y tế từ xa chủ yếu đề cập đến các dịch vụ phi lâm sàng. Đây là một xu hướng có khả năng tiếp tục tăng với thị trường khám từ xa toàn cầu đã tăng trưởng từ 68,36 tỷ USD lên thành 218,49 tỷ USD vào thời điểm năm 2026. Khám từ xa giúp cải thiện việc tiếp cận y tế cho nhiều nhóm dân số bao gồm người cao tuổi, hay những người bị cô lập về mặt địa lý, và những ai không thể rời khỏi nhà của họ.





Thiết bị đeo sức khỏe

Ngày hôm nay nhiều thiết bị đeo đã tích hợp với điện thoại của người dùng, theo dõi mỗi bước đi của họ, thể chất và nhịp tim, và cả hình thái giấc ngủ. Thiết bị đeo có thể phòng ngừa các tình trạng mãn tính như tiểu đường và tim mạch, bằng cách giúp bệnh nhân tự theo dõi và cải thiện thể chất của họ.



Đồng hồ thông minh vẫn là một trong những thiết bị đeo chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe, với các sản phẩm hiện đại của các đại gia “máu mặt” như Apple, Google và Samsung. Chúng có thể ghi lại mô hình giấc ngủ, huyết áp, độ bão hòa oxy và điện tâm đồ. Hiện tại các nhà sản xuất đang tích hợp cảm biến vào việc đo đường huyết vào đồng hồ thông minh của họ.

Ngoài điện thoại thông minh thì quần áo thông minh, nhẫn thông minh và thiết bị nghe cũng rất phổ biến khi được chứng minh là hữu ích trong việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu lâm sàng. Mặt khác, đồ cấy ghép và đồ đeo trong người cũng đang trong thời gian phát triển. Cho đến nay, những loại vi máy tính này (hoạt động ngay bên trong cơ thể) đã được dùng để giúp các cơ quan nội tạng như chức năng não và tim.

Đồ đeo trong người (còn được gọi là thuốc thông minh) đang hứa hẹn sẽ là giai đoạn kế tiếp của đồ đeo ngoài. Chúng ở dạng viên nang cứng và được người dùng nuốt vào bụng, từ đây nó sẽ đo lượng đường, hoặc chụp ảnh trong cơ thể nhằm hỗ trợ chẩn đoán tiêu hóa. Chúng được kỳ vọng sẽ thay đổi chăm sóc sức khỏe trong những năm tới.

10.jpg -0
Trò chơi điện tử EndeavorRx được dùng để cải thiện sự suy giảm khả năng nhận thức thông qua kích thích cảm giác và vận động. Ảnh nguồn: Vasystems.
Công nghệ chăm sóc sức khỏe tâm thần

Theo một ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là căn nguyên hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật toàn cầu, vì vậy mà các liệu pháp đặc trị mới trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Hiện đang có một số ứng dụng cung cấp chẩn đoán ban đầu trước khi bệnh nhân lờ mờ nhận ra nó.

Các chatbox trí tuệ nhân tạo (AI) như Woebot có thể giúp xây dựng các chiến lược hành vi nhận thức của bệnh nhân (CBT) thông qua những ứng dụng điện thoại thông minh và phần mềm nhận dạng giọng nói Ellipsis, có thể giúp phân tích giọng nói và mô hình nói của bệnh nhân để đưa ra những dấu hiệu cảnh báo về cảm xúc đau khổ.

Một công nghệ mới khác hiện đang được dùng cho sức khỏe tâm thần là dùng trò chơi điện tử. Được phê chuẩn từ năm 2020, EndeavorRx là giải pháp điều trị đầu tiên bằng video game do FDA chứng nhận. Game này giúp cải thiện mức độ chú ý của trẻ em từ 8 đến 12 tuổi bị ADHD (rối loạn tăng động, giảm chú ý) và cần có đơn thuốc. Trong các nghiên cứu lâm sàng,73% những người tham gia đã báo cáo việc tăng đáng kể khả năng chú ý.

BÁC SĨ ĐẾN NHÀ

SỨC KHỎE TRỌN ĐỜI

Cộng Đồng BSGĐ

THIẾT BỊ Y TẾ GIA ĐÌNH



Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH CHÀO ĐẠI VIỆT
61/9 Phan Đình Phùng, Phường 17, QPN, TPHCM
Giấy phép ĐKKD số 0304826285 do SKHĐT-TPHCM cấp ngày 25/01/2007
Hoạt động theo giấy phép số ICP 31/GP-BC
Phụ trách nội dung Bác sĩ CKII Phùng Hoàng Đạo

Liên hệ : info@bacsigiadinh.vn or bsgd2002@gmail.com
Website: https://bacsigiadinh.com , https://bacsigiadinh.vn https://bacsigiadinh.com.vn

Chính Sách dịch vụ
Chúng tôi là trang web thông tin truyền thông quảng bá, mọi dịch vụ dịch vụ (nếu có) sẽ được cung cấp bởi đối tác chúng tôi không chịu trách nhiệm về dịch vụ.

Chính Sách chung
Chúng tôi cam kết bảo mật thông quí khách đã đăng kí trên Bác Sĩ Gia Đình Và đồng ý cho chúng tôi sử dụng thông tin của quí khách, giúp đáp như cầu nhận các thông tin hữu ích.