Loãng xương theo Y học cổ truyền

Ngày đăng: 08/04/2025 02:04:01 PM

Loãng xương là bệnh lý đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và suy yếu cấu trúc xương, làm tăng nguy cơ gãy xương


Theo  Y học cổ truyền (YHCT), loãng xương thuộc phạm trù “Cốt chưng”, “Cốt thống”, có liên quan trực tiếp đến tạng Thận: Thận chủ cốt tủy.

Loãng xương trong Y học Cổ truyền chủ yếu liên quan đến sự suy yếu của tạng Thận và các tạng liên quan: Phế, Can, Tỳ. Các nguyên nhân chính bao gồm:
• Giai đoạn bào thai bẩm thụ không đủ: Do di truyền từ bố mẹ, bẩm sinh thận tinh yếu, sinh ra cơ thể đã có nền tảng xương yếu hơn người bình thường.
• Giai đoạn lớn sống không điều độ:
• Sinh hoạt không điều độ: Ít vận động, ngồi lâu, đứng lâu, ít tập thể dục và các bài hít thở sâu, ngược lại lao động quá sức khiến suy kiệt đều làm khí huyết không lưu thông, ảnh hưởng đến sự bồi dưỡng xương cốt (Can chủ vận động, Phế chủ hô hấp).
• Chế độ ăn uống thiên lệch: Ăn uống không đủ dưỡng chất, thiếu canxi, vitamin D, hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính hàn làm suy yếu tỳ vị, ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng cho xương. (Tỳ chủ vận hóa)
• Quá trình lão hóa: Tuổi tác cao, chức năng các tạng suy giảm, đặc biệt là Thận, dẫn đến loãng xương.
Những triệu chứng thường gặp của loãng xương:
• Đau nhức xương, đặc biệt ở cột sống, lưng, hông và đầu gối.
• Giảm chiều cao do xẹp đốt sống, lưng còng, dáng đi không vững.
• Biến dạng xương, gù lưng, dễ gãy xương dù chấn thương nhẹ.
• Các triệu chứng khác đi kèm : Mỏi mệt, yếu cơ, Chuột rút về đêm, đầy bụng, ăn không tiêu, Mất ngủ, nóng trong người, bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh.

Tùy theo triệu chứng của người bệnh mà Bác sĩ sẽ chẩn đoán qua thăm khám, các thể bệnh chủ yếu liên quan đến các tạng như Thận, Can, Tỳ, Phế kèm theo đó là một số biểu hiện liên quan đến nguyên nhân gây bệnh cần được phát hiện và can thiệp kịp thời, đúng cách ví dụ như chế độ ăn uống chưa hợp lý, lối sống ít vận động, giảm hấp thu…
Ngoài ra, Bác sĩ khi thăm khám sẽ đo mật độ xương để xác định mức độ loãng xương cũng như tầm soát các biến chứng liên quan đến loãng xương ví dụ như biến dạng cấu trúc xương, đau nhức có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh…



Các phương pháp điều trị loãng xương theo Y học cổ truyền:

Dùng thuốc Đông y
Tùy theo chẩn đoán thể bệnh Bác sĩ sẽ cho bài thuốc tương ứng, ví dụ một số bài thuốc thường dùng như Lục vị địa hoàng hoàn, Bổ trung ích khí thang, Sâm linh bạch truật tán…
2. Châm cứu – xoa bóp – bấm huyệt
• Huyệt thường dùng: Thận du, Đại trữ, Tam âm giao, Dũng tuyền, Quan nguyên.
• Xoa bóp vùng lưng, gối giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức.
• Bấm huyệt kết hợp cứu ngải tại huyệt quan trọng để bổ khí huyết.

Dinh dưỡng và lối sống
Chế độ dinh dưỡng
• Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: Sữa, hải sản (tôm, cua, cá biển), đậu nành, mè đen, trứng, rau lá xanh (cải bó xôi, bông cải xanh).
• Thực phẩm bổ Thận, dưỡng cốt tủy: Hà thủ ô, đỗ đen, hạt sen, thục địa, quy bản, mè đen, long nhãn.
• Thực phẩm hỗ trợ hấp thu canxi: Nấm, rong biển, tảo biển giúp bổ sung khoáng chất cần thiết.
• Tránh thực phẩm có hại: Giảm muối, đường tinh luyện, thức uống có ga, rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn vì có thể làm mất canxi qua nước tiểu.

Lối sống lành mạnh
• Tập luyện thường xuyên: Đi bộ, yoga, khí công, dưỡng sinh giúp tăng cường lưu thông khí huyết và làm chậm quá trình thoái hóa xương.
• Tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Khoảng 15-30 phút/ngày vào buổi sáng để cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên.
• Tránh ngồi lâu, ít vận động: Hạn chế làm việc trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế.
• Kiểm soát cân nặng hợp lý: Tránh béo phì hoặc sụt cân quá mức, ảnh hưởng đến hệ xương.

Để kiểm soát và phòng ngừa loãng xương hiệu quả, người bệnh cần chú ý:
Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, thực phẩm bổ dưỡng cho Thận, Can, Tỳ như mè đen, hạt sen, đậu đen, cá biển.
Rèn luyện thể chất thường xuyên: Lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, dưỡng sinh, khí công, yoga giúp tăng cường sức mạnh xương khớp.
Áp dụng các phương pháp Đông y: Sử dụng thuốc YHCT phù hợp với thể bệnh, kết hợp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để cải thiện lưu thông khí huyết.
Tránh các yếu tố nguy cơ: Giảm tiêu thụ rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho xương.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đo mật độ xương, kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.

Th.BS. Trần Thị Thanh Loan
KHOA NỘI THẦN KINH
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TP.HCM

 

BÁC SĨ ĐẾN NHÀ

SỨC KHỎE TRỌN ĐỜI

Cộng Đồng BSGĐ

THIẾT BỊ Y TẾ GIA ĐÌNH



Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH CHÀO ĐẠI VIỆT
61/9 Phan Đình Phùng, Phường 17, QPN, TPHCM
Giấy phép ĐKKD số 0304826285 do SKHĐT-TPHCM cấp ngày 25/01/2007
Hoạt động theo giấy phép số ICP 31/GP-BC
Phụ trách nội dung Bác sĩ CKII Phùng Hoàng Đạo

Liên hệ : info@bacsigiadinh.vn or bsgd2002@gmail.com
Website: https://bacsigiadinh.com , https://bacsigiadinh.vn https://bacsigiadinh.com.vn

Chính Sách dịch vụ
Chúng tôi là trang web thông tin truyền thông quảng bá, mọi dịch vụ dịch vụ (nếu có) sẽ được cung cấp bởi đối tác chúng tôi không chịu trách nhiệm về dịch vụ.

Chính Sách chung
Chúng tôi cam kết bảo mật thông quí khách đã đăng kí trên Bác Sĩ Gia Đình Và đồng ý cho chúng tôi sử dụng thông tin của quí khách, giúp đáp như cầu nhận các thông tin hữu ích.