Phỏng vấn xin việc thất bại: 5 lí do bạn cần xem xét

Ngày đăng: 19/09/2023 08:00:00 AM

Có rất nhiều lí do dẫn đến việc bạn bị thất bại trong phỏng vấn xin việc.


Điều quan trọng là sau mỗi lần không đạt kết quả như mong muốn, bạn cần xem xét lại nguyên nhân để rút kinh nghiệm cho lần sau. Ngoại trừ một số lỗi nhỏ không đáng kể mà ứng viên thường mắc phải (như đi trễ, để chuông điện thoại, không in CV cầm theo, không nói lời cảm ơn…) thì có 5 lí do sau đây làm cho cuộc phỏng vấn thất bại mà bạn cần xem xét.

Bạn chưa có câu trả lời xuất sắc, thuyết phục
Trong cuộc phỏng vấn tìm việc làm nhanh 24h, phần quan trọng nhất chính là trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra. Nội dung thường xoay quanh kỹ năng liên quan công việc, lí do ứng tuyển, mục tiêu cá nhân, lí do nghỉ việc ở công ty cũ…  Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu cụ thể những điều không thể thể hiện trong CV. Nếu bạn không có được câu trả lời xuất sắc thì rất khó ghi điểm thuyết phục.

Một số ứng viên cũng mắc lỗi khi trả lời phỏng vấn như nội dung khô khan, hời hợt, chứa ít thông tin giá trị… hoặc không đúng như kì vọng của nhà tuyển dụng.

Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị và tập luyện thật tốt các nội dung câu hỏi có thể gặp. Điều này giúp bạn đưa ra câu trả lời chất lượng hơn và có thể chia sẻ dễ dàng, tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng.



Ứng viên thiếu tự tin hoặc tự tin thái quá
Thiếu tự tin hoặc tự tin thái quá đều mang ảnh hưởng tiêu cực làm giảm chất lượng của cuộc trao đổi phỏng vấn.

Hầu hết nhà tuyển dụng cần một nhân sự năng động, linh hoạt, tự tin đồng thời cũng có thái độ khiêm tốn. Tuy nhiên khi gặp gỡ bạn ở vòng phỏng vấn, họ nhận ra bạn tự tin thái quá hoặc rụt rè, thiếu tự tin. Hai kiểu tính cách này đều không tốt cho công việc.

Để tránh thất bại trong phỏng vấn xin việc, bạn nên xem xét lại phong cách của bản thân để điều chỉnh. Liệu có phải bạn đã tự tin thái quá trong việc tâng bốc về năng lực của bản thân hay các thành tích đạt được ở công việc trước. Chẳng hạn bạn đã kể lể về sự thành công của đội nhóm và cho rằng thành tích đó là nhờ bạn. Điều này làm cho nhà tuyển dụng nghi ngờ về sự khiêm tốn của bạn nhiều hơn.

Ngược lại, bạn quá rụt rè, thiếu tự tin cũng sẽ làm hỏng cuộc phỏng vấn. Khi bạn thiếu tự tin vào chính bản thân mình thì nhà tuyển dụng cũng không dám trao cơ hội là điều tất nhiên. Vì vậy đừng ngại chia sẻ những điểm mạnh của bản thân để thấy rằng bạn hoàn toàn là ứng viên phù hợp, đảm nhận tốt nhất vị trí này.

Thái độ của bạn thiên về tiêu cực
Trong công việc và môi trường làm việc sẽ có lúc gặp khó khăn hoặc phải đối mặt với tình hình không như mong muốn. Người tích cực sẽ biết cách cân bằng và nỗ lực theo chiều hướng khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ. Tinh thần lạc quan này cũng sẽ tác động tốt đến những người đồng nghiệp xung quanh, giúp trở thành một tập thể đoàn kết và cầu tiến.

Ngược lại, nếu trong cuộc phỏng vấn, bạn thể hiện bản thân là kiểu người tiêu cực, ngại khó ngại khổ, hay than thở và phàn nàn thì chắc chắn thất bại. Có thể thái độ bi quan của bạn “vô tình” được thể hiện qua việc chê trách công việc cũ, mức lương cũ hay đồng nghiệp cũ, đổ lỗi cho hoàn cảnh cho người khác khi gặp thất bại… Hành động này làm cho nhà tuyển dụng ấn tượng xấu hơn về bạn và đây cũng là lí do thất bại bạn cần xem xét.

Để tránh có kết quả không tốt trong cuộc phỏng vấn, qua cả nội dung và biểu cảm nét mặt bạn nên thể hiện được sự hào hứng, nhiệt thành với công việc. Tập trung lắng nghe, vui vẻ và biết cách ngợi khen những người tuyệt vời ngay cả sếp cũ, đồng nghiệp cũ.

Ngoại hình và ngôn ngữ cơ thể chưa phù hợp
Có một thực tế là nhà tuyển dụng muốn xem xét ứng viên về cả năng lực và kỹ năng, giao tiếp ứng xử, phong cách - ngoại hình… Tuy nhiên vẫn còn ứng viên mắc lỗi là quá xuề xòa hoặc ăn mặc không hợp với vị trí công việc. Đây cũng là một trong những lí do làm cho cuộc phỏng vấn thất bại mà bạn cần nghiêm túc xem xét để tránh.

Khi chuẩn bị bước vào cuộc phỏng vấn, bạn nên đầu tư phần ngoại hình thật chỉn chu. Lựa chọn trang phục phụ kiện phù hợp với dáng người, với đặc thù công việc, môi trường làm việc.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố quan trọng được nhà tuyển dụng “ngầm xem xét”. Ứng viên cần để ý và điều chỉnh cách đi đứng, dáng ngồi, biểu hiện hành động, nét mặt… để tự tin và thanh lịch hơn.

Bạn thiếu trung thực
Ví dụ bạn đã nói dối về lương và vị trí mà mình đã từng đảm nhận ở công ty cũ nhằm đạt thỏa thuận mức lương cao hơn hoặc được đề bạt làm một chức vụ mới. Hoặc bạn đã nói dối về bằng cấp, các chương trình đào tạo mình tham gia, về thành tích nào đó…Tuy nhiên nhà tuyển dụng có nhiều cách để kiểm tra thông tin ứng viên. Nếu họ phát hiện bạn nói dối dù một chi tiết nhỏ cũng sẽ từ chối bạn.

Để không mắc lỗi sai đáng tiếc này, bạn nên trung thực trong từng chi tiết khi chia sẻ với nhà tuyển dụng. Đây cũng chính là phẩm chất cần có của tất cả mỗi người để sống và làm việc.
Dù bạn thực sự đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng… nhưng nếu mắc lỗi sai vẫn bị loại như thường. Lưu ý để tránh những điều trên đây sẽ giúp bạn thành công trong buổi phỏng vấn xin việc và có cơ hội công việc như mong đợi.


Đặng Hảo

 

BÁC SĨ ĐẾN NHÀ

SỨC KHỎE TRỌN ĐỜI

Cộng Đồng BSGĐ

THIẾT BỊ Y TẾ GIA ĐÌNH



Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH CHÀO ĐẠI VIỆT
61/9 Phan Đình Phùng, Phường 17, QPN, TPHCM
Giấy phép ĐKKD số 0304826285 do SKHĐT-TPHCM cấp ngày 25/01/2007
Hoạt động theo giấy phép số ICP 31/GP-BC
Phụ trách nội dung Bác sĩ CKII Phùng Hoàng Đạo

Liên hệ : info@bacsigiadinh.vn or bsgd2002@gmail.com
Website: https://bacsigiadinh.com , https://bacsigiadinh.vn https://bacsigiadinh.com.vn

Chính Sách dịch vụ
Chúng tôi là trang web thông tin truyền thông quảng bá, mọi dịch vụ dịch vụ (nếu có) sẽ được cung cấp bởi đối tác chúng tôi không chịu trách nhiệm về dịch vụ.

Chính Sách chung
Chúng tôi cam kết bảo mật thông quí khách đã đăng kí trên Bác Sĩ Gia Đình Và đồng ý cho chúng tôi sử dụng thông tin của quí khách, giúp đáp như cầu nhận các thông tin hữu ích.