Suy gan - hiểm họa cần cảnh giác
Suy gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương, dẫn đến giảm hay mất khả năng hoạt động bình thường. Khái niệm này có thể dùng chung cho các trường hợp bệnh lý của gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm độc.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ, suy gan có thể diễn tiến âm thầm hoặc đột ngột nhưng không có điểm dừng vì “kẻ nổi loạn” nằm ngay trong gan, đó chính là tế bào Kupffer.

GS-TS-BS, NGND Nguyễn Khánh Trạch
Nguy cơ gan bị hủy hoại không ngừng
Y học thế giới từ lâu đặt câu hỏi: vì sao gan bị tổn thương, suy yếu? Và cơ chế khiến gan hư hoại diễn ra như thế nào, nguyên nhân do đâu? Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử đã mở ra lời giải mới cho vấn đề này: chính sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer nằm trong xoang gan là “thủ phạm” khiến tế bào gan suy yếu, hư hoại không ngừng.
Các nhà khoa học thế giới chỉ rõ, tế bào Kupffer là một đại thực bào ở xoang gan, bình thường chúng có vai trò xử lý các vi khuẩn, hồng cầu chết… tạo phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, cùng với các yếu tố độc hại nội sinh do cơ thể tạo ra trong quá trình chuyển hóa, lão hóa, những độc chất, vi khuẩn, vi rút… từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể sẽ kích hoạt quá mức tế bào Kupffer, khiến tế bào này phóng thích hàng loạt chất gây viêm Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, hủy hoại và làm thay đổi cấu trúc gan, gây gan xơ hóa. Mặt khác, các yếu tố độc hại cũng khiến tế bào gan thực hiện vai trò khử độc quá sức, liên tục sản sinh những chất trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, càng khiến tế bào gan chết nhiều hơn.
Như vậy, chính sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer là nguyên nhân “dồn” tế bào gan vào tình cảnh suy yếu, hư hại không ngừng và khó có khả năng phục hồi.

Tinh chất Wasabia và S. Marianum có trong HEWEL chứa hoạt tính sinh học cao, giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer, chủ động chống độc, ngăn chặn quá trình suy gan và bảo vệ gan
Giải pháp bảo vệ gan hiệu quả, từ gốc
Việc y học hiện đại phát hiện tế bào Kupffer hoạt động quá mức khiến gan suy yếu, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm đã mở ra hướng mới trong chủ động chống độc, bảo vệ gan, đồng thời dự phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý gan hiện nay.
Ứng dụng thành tựu mới của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ gần đây phát hiện tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer, chủ động chống độc, bảo vệ tế bào gan, cải thiện đáng kể tình trạng viêm, xơ hóa gan từ gốc.
Thông qua các nghiên cứu tại Đức và Nhật, Wasabia và S. Marianum càng khẳng định đặc tính vượt trội trong kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan. Cụ thể, sử dụng 2 tinh chất này giúp giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin… sau thời gian ngắn, hạn chế quá trình viêm và tổn thương tế bào gan, ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể Nrf2 sau 6 giờ, tăng cường khả năng khử độc, tái tạo các tế bào gan hư hại.
Như vậy, đứng trước nguy cơ gan dễ bị suy yếu không ngừng, việc chủ động chống độc, bảo vệ gan bằng cách kiểm soát tế bào Kupffer là giải pháp mới của y học hiện đại.
Báo động bệnh gan ngày càng phổ biến
Thực phẩm kém an toàn, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, mỹ phẩm… là những nguồn độc chất thường xuyên tấn công tế bào gan, khiến gan hư tổn, mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Tại Việt Nam, ước tính hiện có khoảng 8 triệu người bị viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Riêng ung thư gan có tỷ lệ thuộc nhóm cao nhất thế giới, với trên 10.000 ca mới phát hiện mỗi năm. Theo thống kê tại TP.HCM, ung thư gan là loại ung thư thường gặp nhất ở nam và thứ sáu ở nữ. Còn tại Hà Nội, ung thư gan đứng hàng thứ ba ở nam và thứ bảy ở nữ. Tình trạng gan nhiễm mỡ hay xơ gan cũng ngày càng gia tăng, với tỷ lệ vào khoảng 10 - 24% dân số.
GS-TS-BS, NGND Nguyễn Khánh Trạch
Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam
Theo TNO
Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam
Theo TNO
Đăng Ký: Suy gan - hiểm họa cần cảnh giác
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA