WHO ban hành hướng dẫn về kháng thể đơn dòng trong điều trị COVID-19
Mới đây, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cập nhật một chỉ dẫn, đưa ra các khuyến nghị về phương pháp mới điều trị Covid-19 bằng thuốc, bao gồm các kháng thể đơn dòng (casirivimab và imdevimab)
Khuyến nghị của WHO về casirivimab và imdevimab điều trị COVID-19
WHO khuyến nghị có điều kiện phương pháp điều trị bằng casirivimab và imdevimab cho những người mắc COVID-19 không nghiêm trọng nhưng có nguy cơ phải nhập viện cao nhất. Chỉ dẫn của WHO có trong the BMJTrusted Source.
Theo WHO: Đây là loại thuốc đầu tiên WHO khuyến nghị với tư cách phương pháp điều trị cho những bệnh nhân không nặng nhằm giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở những người có nguy cơ cao nhất.
Nguy cơ nhập viện tăng cao bao gồm cả những người chưa tiêm phòng vaccine, những người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số, người khuyết tật, và những người có thể trạng sức khỏe đặc biệt khác.
WHO cũng đang khuyến nghị có điều kiện việc sử dụng casirivimab và imdevimab để điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 ở thể nặng hoặc nghiêm trọng, những người kết quả xét nghiệm máu âm tính.
Bệnh nhân COVID-19 ở thể nặng theo quy định của WHO là những người xuất hiện hội chứng suy hô hấp cấp tính, hoặc những tình trạng khác cần máy thở, hoặc thuốc tăng huyết áp.
WHO khuyến nghị có điều kiện phương pháp điều trị bằng casirivimab và imdevimab cho những người mắc COVID-19 không nghiêm trọng nhưng có nguy cơ phải nhập viện cao nhất. Chỉ dẫn của WHO có trong the BMJTrusted Source.
Theo WHO: Đây là loại thuốc đầu tiên WHO khuyến nghị với tư cách phương pháp điều trị cho những bệnh nhân không nặng nhằm giảm nguy cơ tiến triển bệnh ở những người có nguy cơ cao nhất.
Nguy cơ nhập viện tăng cao bao gồm cả những người chưa tiêm phòng vaccine, những người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, người thuộc các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số, người khuyết tật, và những người có thể trạng sức khỏe đặc biệt khác.
WHO cũng đang khuyến nghị có điều kiện việc sử dụng casirivimab và imdevimab để điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 ở thể nặng hoặc nghiêm trọng, những người kết quả xét nghiệm máu âm tính.
Bệnh nhân COVID-19 ở thể nặng theo quy định của WHO là những người xuất hiện hội chứng suy hô hấp cấp tính, hoặc những tình trạng khác cần máy thở, hoặc thuốc tăng huyết áp.

Kháng thể đơn dòng ngăn chặn virus gắn kết và lan truyền rộng trong tế bào con người. (Nguồn ảnh: NIH)
Tác dụng của kháng thể đơn dòng casirivimab và imdevimab
Casirivimab và imdevimab là hai loại protein được tạo ra từ phòng thí nghiệm, tương tự như kháng thể của con người, với mục đích gắn vào protein đột biến của virus SARS-CoV-2, phong tỏa không cho chúng gắn kết và xâm nhập vào tế bào của con người.
Các khuyến nghị được đưa ra dựa trên sự xem xét có hệ thống những phân tích tổng hợp cùng những thử nghiệm lâm sàng diện rộng trên toàn thế giới. Một phân tích tổng hợp về các bệnh nhân ở thể không nghiêm trọng đã chỉ ra rằng phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng với casirivimab và imdevimab làm giảm nguy cơ nhập viện đến 71%.
Cụ thể, kết quả phân tích tổng hợp trên dữ liệu của 4.722 bệnh nhân mắc COVID-19 không nặng trong 4 cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy: Điều trị với casirivimab và imdevimab đã làm giảm nguy cơ nhập viện đến 71%, nghĩa là cứ 1000 bệnh nhân thì giảm 29 người phải nhập viện. Phương pháp điều trị với kháng thể đơn dòng cũng làm giảm thời gian nằm viện khoảng 4 ngày.
Trong thử nghiệm PHỤC HỒI được WHO trích dẫn, phương pháp điều trị với kháng thể đơn dòng làm giảm nguy cơ tử vong đến 15% ở những bệnh nhân huyết thanh âm tính (những người có kết quả xét nghiệm máu không phát hiện ra kháng thể SAR-CoV-2) mắc COVID-19 nặng hoặc nghiêm trọng. Kết quả phân tích 2.823 bệnh nhân trong thử nghiệm PHỤC HỒI đã chứng minh phương pháp điều trị bằng casirivimab và imdevimab làm giảm nguy cơ tử vong đến 15% ở những bệnh nhân huyết thanh âm tính, thể nặng. Theo đó, cứ 1000 bệnh nhân thì giảm được trên dưới 39 người tử vong. Ở nhóm này, phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng làm giảm 13% nhu cầu dùng máy thở.
TS. William Schaffner, giáo sư trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, giải thích: Khi một người bị nhiễm bệnh, những kháng thể này có thể được đưa vào bằng cách truyền tĩnh mạch, và chúng sẽ gắn chặt vào virus, ngăn chặn virus lan truyền thêm vào tế bào của chúng ta. Nếu virus không thể lan truyền, nó không thể tiến triển trở thành bệnh nghiêm trọng hơn.

Kháng thể đơn dòng được WHO khuyến nghị sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 ở thể không nặng.
Một vài cảnh báo khi sử dụng kháng thể đơn dòng
TS. Schaffner cho biết, bạn không thể thường xuyên được chẩn đoán đủ sớm để tận dụng lợi thế của phương pháp trị liệu đơn dòng, hơn nữa, kháng thể này cũng không được dùng cho tất cả mọi người. Nếu bạn muốn nhận được nó thì trước hết phải thuộc danh mục đặc biệt. Thêm nữa, nguồn cung kháng thể đơn dòng hiện khá thấp - hiện tại nó đang được phân bổ tới Vương quốc Anh, thậm chí còn không có sẵn cho bệnh nhân đang cần".
Mặc dù điều trị bằng kháng thể đơn dòng mang đến những hiệu quả nhất định, nhưng hiện giá của các loại kháng thể đơn dòng này còn rất đắt, trong khi vaccine ngừa COVID-19 là phương pháp an toàn và hiệu quả, về giá cả thì lại rẻ hơn nhiều. TS. Schaeffer nhấn mạnh.
Theo https://suckhoedoisong.vn/
Đăng Ký: WHO ban hành hướng dẫn về kháng thể đơn dòng trong điều trị COVID-19
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA