Thời tiết nồm ẩm: Nguyên nhân gây ra nhiều bệnh đường hô hấp
Thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dịch liên quan đến virus bùng phát.
Thời gian gần đây, tại các tỉnh thành Bắc bộ, thời tiết sương mù, mưa phùn, độ ẩm cao khiến nhiều người có cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể. Quần áo, chăn, ga, đệm,... kể cả tường nhà cũng ẩm mốc, có mùi hôi. Đặc biệt, đây cũng là điều kiện để nhiều bệnh gia tăng, đặc biệt các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng.
Nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, cho biết: "Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích ứng, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu. Độ ẩm cao, thậm chí lên tới 100%, hơi nước nhiều tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, ổ dịch cũng phát triển mạnh hơn. Chính vì thế, thời tiết này nguy cơ mắc các dịch cúm, dịch liên quan đến virus bùng phát nhiều.
Theo thống kê, trong quá trình hô hấp, mỗi ngày người hít khoảng 10.000 vi sinh vật. Hàng năm, vào tháng 3, tháng 9 thời tiết thay đổi nhiều, số lượng người mắc bệnh này thường tăng cao".
Nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, cho biết: "Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích ứng, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu. Độ ẩm cao, thậm chí lên tới 100%, hơi nước nhiều tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, ổ dịch cũng phát triển mạnh hơn. Chính vì thế, thời tiết này nguy cơ mắc các dịch cúm, dịch liên quan đến virus bùng phát nhiều.
Theo thống kê, trong quá trình hô hấp, mỗi ngày người hít khoảng 10.000 vi sinh vật. Hàng năm, vào tháng 3, tháng 9 thời tiết thay đổi nhiều, số lượng người mắc bệnh này thường tăng cao".

Thời tiết nhiều sương mù, mưa phùn, độ ẩm cao gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể. Ảnh: Anh Tuấn.
Bác sĩ Dinh cũng cho biết thêm, trường hợp bị viêm mũi, sổ mũi không thể thở qua mũi mà phải thở bằng đường miệng, không khí sẽ không được lọc sạch, làm ấm, làm ẩm, dễ gây ra viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi. Hơn nữa, mũi không thông còn ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, hiệu quả làm việc, chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, bệnh viêm mũi, họng liên quan chặt chẽ với viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, không được tiêm phòng đầy đủ, người già, người có cơ địa dị ứng là những đối tượng dễ ốm, mắc bệnh nhiều nhất.
Phòng tránh và điều trị
Để phòng tránh những ảnh hưởng xấu từ thời tiết, bác sĩ Dinh khuyến cáo một số biện pháp để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe:
- Khi lưu thông trên đường nên đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể.Thường xuyên đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa sẽ giúp sớm phát hiện những căn bệnh nguy hiểm.
- Các gia đình cũng cần giữ vệ sinh, giảm độ ẩm không khí trong nhà trong bằng các biện pháp như dùng máy hút ẩm, thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô.
- Khi mắc các bệnh về tai, mũi, họng không nên chủ quan hoặc sử dụng lại đơn thuốc từ lần khám trước của bác sĩ mà phải tới các cơ sở y tế, dùng thuốc theo chỉ định.
- Người bệnh cần điều trị dứt điểm, để nặng, kéo dài không chỉ khiến bệnh khó chữa, làm nhờn thuốc mà còn kéo theo những biến chứng khôn lường.
Theo Zing
Đăng Ký: Thời tiết nồm ẩm: Nguyên nhân gây ra nhiều bệnh đường hô hấp
Share this:
Related Posts
Bác sĩ bất ngờ 'phán' với bệnh nhân: Uống thuốc cũng chết, không uống cũng chết
01/06/2016 9:07:40 SA
Bác sĩ nói: Việc cố tình 'anti vaccine' là có tội với cả một thế hệ của đất nước
11/07/2017 10:05:57 SA
Bác sĩ chỉ ra 6 mẹo để phòng ngừa viêm phổi cấp tính trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
23/01/2020 11:21:37 CH
Cẩm nang 10 câu hỏi đáp để chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona mới
30/01/2020 11:08:09 CH
Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5 - 88 triệu đồng, có thể ở khách sạn 5 sao?
01/09/2020 8:16:06 SA
Bệnh nhân giảm gánh nặng khi chương trình hỗ trợ thuốc trị ung thư chuyển sang giai đoạn mới
06/10/2020 8:07:18 SA
Trị tận gốc thoái hóa khớp với lời khuyên của Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
08/10/2020 10:01:00 SA
Bệnh đột quỵ khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Làm sao nhận biết bệnh, sơ cứu ra sao?
10/12/2020 7:59:02 SA
Tin vui: tìm ra chất làm thuốc trị ung thư mới khiến tế bào ung thư ‘chết đói‘
25/12/2020 4:15:23 CH
Ấn Độ lập kỷ lục buồn: gần 315.000 ca nhiễm một ngày, cao nhất toàn cầu từ đầu dịch
22/04/2021 4:29:00 CH
TP.HCM: Chính thức có ca dương tính COVID-19, lấy hơn 6.000 mẫu giám sát nơi ở bệnh nhân
18/05/2021 4:10:08 CH
Vụ kiện giữa Bệnh viện FV và bệnh nhân: Bệnh nhân công khai xin lỗi bệnh viện trên 03 tờ báo
15/06/2021 2:37:02 SA
Chuyên gia ung bướu 'mách nước' việc người bị ung thư nên làm để điều trị bệnh hiệu quả
18/08/2021 11:01:18 SA
TP.HCM triển khai 'kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân theo chuyên khoa'
04/09/2021 10:52:07 SA
Thế giới sẽ có thuốc kháng virus dùng trong điều trị COVID-19 trong vài tháng tới?
26/09/2021 9:54:07 SA