Thế giới có đến 80% bệnh nhân COVID-19 mắc hội chứng hậu COVID
Nhiều bằng chứng cho thấy hàng loạt các triệu chứng vẫn tồn tại dai dẳng sau đợt nhiễm trùng cấp tính do SARS-CoV-2. Tình trạng này được nhiều viện nghiên cứu uy tín công nhận và đặt tên là 'hội chứng hậu COVID'
Kể từ khi xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, COVID-19 đã lan rộng và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sức khỏe của người dân thế giới. Tính đến 17h ngày 7-10-2021, hơn 237 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 và 4,8 triệu trường hợp tử vong đã được ghi nhận trên toàn cầu.
Nhiều bằng chứng cho thấy hàng loạt các triệu chứng vẫn tồn tại dai dẳng sau đợt nhiễm trùng cấp tính do SARS-CoV-2. Tình trạng này được nhiều viện nghiên cứu uy tín công nhận và đặt tên là "hội chứng hậu COVID".
Ai dễ bị hội chứng hậu COVID?
Hội chứng hậu COVID có thể xảy ra ở bất kỳ người nhiễm COVID-19 nào, từ những người bị bệnh cấp tính rất nhẹ đến những phổ bệnh nặng nhất. Ước đoán có đến 80% bệnh nhân từng nhiễm COVID-19 sẽ bị ít nhất một triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 cấp tính.
Hội chứng này không chỉ tác động lên hệ hô hấp mà còn có thể ảnh hưởng lên nhiều hệ thống cơ quan bao gồm hệ tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, cơ xương, da lông. Các biểu hiện thường gặp của hội chứng này bao gồm mệt mỏi kéo dài, các bất thường hô hấp, tim mạch và tâm thần kinh, bao gồm cả các bất thường về xét nghiệm, các thăm dò chức năng và hình ảnh học.
Nhiều bằng chứng cho thấy hàng loạt các triệu chứng vẫn tồn tại dai dẳng sau đợt nhiễm trùng cấp tính do SARS-CoV-2. Tình trạng này được nhiều viện nghiên cứu uy tín công nhận và đặt tên là "hội chứng hậu COVID".
Ai dễ bị hội chứng hậu COVID?
Hội chứng hậu COVID có thể xảy ra ở bất kỳ người nhiễm COVID-19 nào, từ những người bị bệnh cấp tính rất nhẹ đến những phổ bệnh nặng nhất. Ước đoán có đến 80% bệnh nhân từng nhiễm COVID-19 sẽ bị ít nhất một triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 cấp tính.
Hội chứng này không chỉ tác động lên hệ hô hấp mà còn có thể ảnh hưởng lên nhiều hệ thống cơ quan bao gồm hệ tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, cơ xương, da lông. Các biểu hiện thường gặp của hội chứng này bao gồm mệt mỏi kéo dài, các bất thường hô hấp, tim mạch và tâm thần kinh, bao gồm cả các bất thường về xét nghiệm, các thăm dò chức năng và hình ảnh học.

Biểu hiện đa cơ quan của bệnh COVID-19 thông qua thụ thể ACE2 - Ảnh: Harry Crook
Các nghiên cứu trên khắp thế giới báo cáo các tỉ lệ mắc hội chứng hậu COVID rất khác nhau, do sự khác biệt về đặc trưng dân số, hệ thống báo cáo số liệu và khả năng chăm sóc y tế ở mỗi quốc gia.
Các báo cáo cho thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID dao động từ 20 - 90%, bất kể độ nặng của bệnh COVID-19 cấp. Nhiều bằng chứng cho thấy các triệu chứng mạn tính này vẫn kéo dài đến 6 tháng sau đợt nhiễm cấp và có thể còn lâu hơn nữa, thậm chí là những di chứng vĩnh viễn như xơ phổi, đột quỵ tắc mạch...
Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tầm soát hội chứng hậu COVID ở những bệnh nhân hồi phục COVID-19 cấp tính cũng như cần có chiến lược điều trị, chăm sóc, nâng đỡ lâu dài cho các bệnh nhân sống sót sau đại dịch.
Hiện nay, các hướng dẫn của Viện Nâng cao chất lượng chăm sóc y tế Anh quốc (NICE) về quản lý các tác động lâu dài của COVID-19 và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã thống nhất định nghĩa bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài là những người mắc COVID-19 có các triệu chứng diễn tiến liên tục, kéo dài hơn 4 tuần kể từ khi khởi phát nhiễm trùng (bao gồm triệu chứng mới xuất hiện sau đợt cấp hoặc tồn tại dai dẳng từ đợt bệnh cấp).
Tất cả các biến thể gây bệnh COVID-19 cấp (gồm Alpha, Beta, Gamma, Zeta, Theta và Kappa, Eta và Delta, Lambda) đều có thể gây ra hội chứng hậu COVID.
Người ta quan sát thấy trong bệnh cảnh cấp tính, một số chủng virus có khả năng lây lan nhiều hơn và gây ra phổ bệnh trầm trọng hơn, ví dụ như chủng Alpha từng hoành hành ở Anh. Do đó, ước đoán những bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID từ những biến chủng độc lực cao này cũng đòi hỏi chiến lược chăm sóc, điều trị tích cực hơn.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được báo cáo là có liên quan đến độ nặng của COVID-19 cấp như: tuổi già, nam giới, béo phì, bệnh nền. Tuy nhiên, hội chứng hậu COVID được Văn phòng thống kê quốc gia của Anh (ONS) báo cáo là gặp nhiều hơn ở nữ so với nam, và thường gặp nhất ở lứa tuổi 35 - 49. Ngoài ra, chưa có bằng chứng về các yếu tố nguy cơ khác.
Điều gì gây ra hội chứng hậu COVID?
Những hiểu biết hiện tại về hội chứng hậu COVID vẫn còn giới hạn và đang được tiếp tục nghiên cứu. Hiện nay, các chuyên gia giả thuyết rằng hội chứng này được gây ra bởi 3 cơ chế chính.
Thứ nhất là sự xâm nhập trực tiếp của virus vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2), gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông.
Thứ hai là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus, biểu hiện bằng hội chứng nổi tiếng “cơn bão cytokines” - gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.
Người ta giả thuyết rằng nồng độ cao các cytokines tiền viêm độc hại này vẫn tồn tại dai dẳng sau đợt cấp, cũng như sự hình thành các tự kháng thể có hại chống lại chính các thành phần tế bào của cơ thể người, hậu quả là sau khi cơ thể đã sạch virus (xét nghiệm âm tính với SARS- CoV-2) thì sự rối loạn chức năng tế bào vẫn tiếp diễn và gây hàng loạt triệu chứng trên nhiều cơ quan khác nhau.
Thứ ba là những yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực từ đại dịch như: mắc bệnh, nghèo đói, mất việc, cách ly, mất người thân, đặc biệt là những bệnh nhân sống sót sau bệnh cảnh nguy kịch, từng điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực (ICU).
Giống như COVID-19 cấp tính, các triệu chứng dai dẳng sau COVID-19 cũng biểu hiện ở nhiều hệ thống cơ quan với nhiều mức độ khác nhau. Những triệu chứng thường gặp nhất là: mệt mỏi, đau đầu, khó thở, đau ngực, hồi hộp, mất mùi - vị và các rối loạn tâm thần kinh như: khó ngủ, lo âu, giảm tập trung, trầm cảm và các sang thương da tóc.
Tần suất xuất hiện các triệu chứng rất khác nhau ở nhiều báo cáo. Theo bài đánh giá tổng quan của Sandra Lopez-Leon và cộng sự từ 21 phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân (17 - 87 tuổi) ghi nhận có đến 55 triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 cấp.
Theo TTO
Share this:
Related Posts
Báo Anh rầm rộ đưa tin về vụ thuê người chặt tay, chân lấy tiền bảo hiểm ở Hà Nội
25/08/2016 3:31:12 CH
Nghiên cứu chấn động: Người đã chết vẫn có thể nghe được người xung quanh nói gì
21/10/2017 7:22:05 SA
Thực hư thông tin bác sĩ Hoàng Công Lương bị Sở Y tế Hòa Bình thu hồi giấy phép hành nghề
25/07/2018 12:31:04 CH
Herbalife Nutrition: Công bố kết quả cuộc Khảo sát Lão hóa lành mạnh tại châu Á - Thái Bình Dương 2018
27/11/2018 9:02:11 CH
Lập bản đồ gen giúp ngăn ngừa hữu hiệu bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác
27/09/2019 12:20:33 CH
2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy là người Trung Quốc
23/01/2020 11:11:41 CH
Hiểu đúng về virus corona, danh sách bệnh viện điều trị bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV
04/02/2020 4:23:30 CH
Virus Corona lây nhiễm nhiều nhất trong tuần đầu tiên bệnh nhân phát triệu chứng
26/03/2020 12:05:36 CH
Sau hơn 10 ngày dồn dập bệnh nhân, sáng nay 10-8 Việt Nam không ca COVID-19 mới
10/08/2020 11:46:02 SA
Ngộ độc Clostridium botulinum do ăn Pate Minh Chay: Nhập thuốc giải 8.000 USD/lọ
01/09/2020 8:07:48 SA
COVID-19 ngày 9-9: Các nhà sản xuất vắc xin cam kết tuân thủ tiêu chuẩn khoa học
09/09/2020 8:53:35 SA
Ngày 17/12: Việt Nam sẽ tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên cho người tình nguyện đủ điều kiện
10/12/2020 4:53:08 SA
Việt Nam cần ngăn virus biến thể, Bộ trưởng Bộ Y tế trình kiến nghị lên Thủ tướng
05/01/2021 7:17:03 SA
Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện
20/01/2021 9:20:22 SA
Bộ Y tế chính thức phê duyệt vắc xin ngừa COVID-19, vắc xin sẽ được bán với giá ưu đãi
01/02/2021 8:25:10 CH
12.000 người liên quan chuỗi lây nhiễm Hội thánh, Gò Vấp xuyên đến lấy mẫu Covid
29/05/2021 11:01:01 SA
Cơ sở tiêm chủng tư nhân, đơn vị ngoài ngành y tế được tham gia tiêm phòng COVD-19
26/07/2021 6:05:55 CH
700 nhân viên y tế Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tư vấn từ xa cho các F0
27/08/2021 9:25:16 SA
Hội đồng Đạo đức quốc gia: Hồ sơ nghiên cứu lâm sàng vắc xin Nanocovax đạt yêu cầu
18/09/2021 9:27:31 CH
TP.HCM chính thức rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca còn 6 tuần
24/09/2021 11:41:49 SA
TP.HCM: Khánh thành Bệnh viện Truyền máu huyết học gần 1.000 tỉ đồng cửa ngõ phía tây
19/05/2022 2:46:42 CH
Viêm gan cấp khiến trẻ em chết: 650 ca mắc tại 33 nước, Việt Nam đang ứng phó sao?
30/05/2022 10:41:29 SA
Thủ tướng: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế và nhân lực y tế nghỉ việc
24/06/2022 12:00:20 CH
Vaccine COVID-19 mới, có thể chống nhiều biến thể được cấp phép sử dụng tại Anh
16/08/2022 11:29:48 SA
Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế trong quý I
01/03/2023 12:09:01 CH
Comments
Bình luận mới
Fan Page
Xem Nhiều Nhất

Hữu ích
17/02/2017 11:26:34 SA
Bảng giá xét nghiệm Bệnh viện Pasteur

Giới tính
03/08/2016 1:50:14 SA
Bật mí bí mật 'chăn chuối' của chị em: Tôi đi săn 'chuối'

Nàng & chàng
03/02/2016 11:28:36 SA
Nữ bác sĩ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp

Gói khám
04/02/2016 10:13:40 SA
Thẻ ngoại trú - CIH

Sức khỏe toàn diện
17/03/2016 4:54:26 SA