Bộ Y tế thông tin về nữ bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam
Chiều nay 3.10, Bộ Y tế thông tin về sức khỏe bệnh nhân nữ thường trú tại TP.HCM, là ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam
Ca bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài
Trước đó, Bộ Y tế nhận được báo cáo chính thức của Sở Y tế TP.HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân nhiễm chủng Monkeypox virus thuộc clade 2b.
Bệnh nhân là nữ, 35 tuổi, thường trú tại TP.HCM; khởi phát bệnh ngày 18.9 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7.2022 đến 22.9.2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.
Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23.9, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).
Ngày 25.9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Ngay khi nhận được thông tin bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khẩn trương làm xét nghiệm giải trình tự gen và tiếp tục điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Đồng thời, Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Hiện, bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, đang được tiếp tục cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Với những thông tin khai thác được qua điều tra dịch tễ, cùng với kết quả xét nghiệm Real time PCR, giải trình tự gen, Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, có nguồn lây từ nước ngoài; các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam (kể từ khi bệnh nhân về nước) đều được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh
Theo Bộ Y tế, để tiếp tục chủ động phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp sẽ triển khai trong thời gian tới, UBND các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng, hoàn thiện và triển khai kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh đậu mùa khỉ tại địa phương.
Đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.
Sẵn sàng thu dung, điều trị, phân tuyến điều trị và cách ly bệnh nhân, thực hiện tốt việc phân luồng, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Đẩy mạnh truyền thông cho người dân về các biện pháp dự phòng dịch bệnh tại các cửa khẩu, cộng đồng.
Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.
Tiếp tục phối hợp với WHO, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ và Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của các quốc gia rà soát, cập nhật thông tin về tác nhân gây bệnh, các trang thiết bị xét nghiệm, sinh phẩm phục vụ chẩn đoán bệnh, cập nhật tài liệu truyền thông.
Tiếp tục cập nhật các hướng dẫn chuyên môn và tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát dịch bệnh, truyền thông nguy cơ, các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ và phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế.
Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đối với người dân
Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam, cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
Theo TNO
Trước đó, Bộ Y tế nhận được báo cáo chính thức của Sở Y tế TP.HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân nhiễm chủng Monkeypox virus thuộc clade 2b.
Bệnh nhân là nữ, 35 tuổi, thường trú tại TP.HCM; khởi phát bệnh ngày 18.9 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7.2022 đến 22.9.2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.
Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23.9, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).
Ngày 25.9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Ngay khi nhận được thông tin bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khẩn trương làm xét nghiệm giải trình tự gen và tiếp tục điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Đồng thời, Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Hiện, bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, đang được tiếp tục cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Với những thông tin khai thác được qua điều tra dịch tễ, cùng với kết quả xét nghiệm Real time PCR, giải trình tự gen, Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, có nguồn lây từ nước ngoài; các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam (kể từ khi bệnh nhân về nước) đều được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh
Theo Bộ Y tế, để tiếp tục chủ động phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp sẽ triển khai trong thời gian tới, UBND các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng, hoàn thiện và triển khai kế hoạch đáp ứng với dịch bệnh đậu mùa khỉ tại địa phương.
Đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.
Sẵn sàng thu dung, điều trị, phân tuyến điều trị và cách ly bệnh nhân, thực hiện tốt việc phân luồng, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Đẩy mạnh truyền thông cho người dân về các biện pháp dự phòng dịch bệnh tại các cửa khẩu, cộng đồng.
Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.
Tiếp tục phối hợp với WHO, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ và Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của các quốc gia rà soát, cập nhật thông tin về tác nhân gây bệnh, các trang thiết bị xét nghiệm, sinh phẩm phục vụ chẩn đoán bệnh, cập nhật tài liệu truyền thông.
Tiếp tục cập nhật các hướng dẫn chuyên môn và tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát dịch bệnh, truyền thông nguy cơ, các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị bệnh nhân đậu mùa khỉ và phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế.
Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đối với người dân
Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam, cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
Theo TNO
Share this:
Related Posts
Báo Anh rầm rộ đưa tin về vụ thuê người chặt tay, chân lấy tiền bảo hiểm ở Hà Nội
25/08/2016 3:31:12 CH
Nghiên cứu chấn động: Người đã chết vẫn có thể nghe được người xung quanh nói gì
21/10/2017 7:22:05 SA
Thực hư thông tin bác sĩ Hoàng Công Lương bị Sở Y tế Hòa Bình thu hồi giấy phép hành nghề
25/07/2018 12:31:04 CH
Herbalife Nutrition: Công bố kết quả cuộc Khảo sát Lão hóa lành mạnh tại châu Á - Thái Bình Dương 2018
27/11/2018 9:02:11 CH
Lập bản đồ gen giúp ngăn ngừa hữu hiệu bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác
27/09/2019 12:20:33 CH
2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy là người Trung Quốc
23/01/2020 11:11:41 CH
Hiểu đúng về virus corona, danh sách bệnh viện điều trị bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV
04/02/2020 4:23:30 CH
Virus Corona lây nhiễm nhiều nhất trong tuần đầu tiên bệnh nhân phát triệu chứng
26/03/2020 12:05:36 CH
Sau hơn 10 ngày dồn dập bệnh nhân, sáng nay 10-8 Việt Nam không ca COVID-19 mới
10/08/2020 11:46:02 SA
Ngộ độc Clostridium botulinum do ăn Pate Minh Chay: Nhập thuốc giải 8.000 USD/lọ
01/09/2020 8:07:48 SA
COVID-19 ngày 9-9: Các nhà sản xuất vắc xin cam kết tuân thủ tiêu chuẩn khoa học
09/09/2020 8:53:35 SA
Ngày 17/12: Việt Nam sẽ tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên cho người tình nguyện đủ điều kiện
10/12/2020 4:53:08 SA
Việt Nam cần ngăn virus biến thể, Bộ trưởng Bộ Y tế trình kiến nghị lên Thủ tướng
05/01/2021 7:17:03 SA
Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện
20/01/2021 9:20:22 SA
Bộ Y tế chính thức phê duyệt vắc xin ngừa COVID-19, vắc xin sẽ được bán với giá ưu đãi
01/02/2021 8:25:10 CH
12.000 người liên quan chuỗi lây nhiễm Hội thánh, Gò Vấp xuyên đến lấy mẫu Covid
29/05/2021 11:01:01 SA
Cơ sở tiêm chủng tư nhân, đơn vị ngoài ngành y tế được tham gia tiêm phòng COVD-19
26/07/2021 6:05:55 CH
700 nhân viên y tế Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tư vấn từ xa cho các F0
27/08/2021 9:25:16 SA
Hội đồng Đạo đức quốc gia: Hồ sơ nghiên cứu lâm sàng vắc xin Nanocovax đạt yêu cầu
18/09/2021 9:27:31 CH
TP.HCM chính thức rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca còn 6 tuần
24/09/2021 11:41:49 SA
TP.HCM: Khánh thành Bệnh viện Truyền máu huyết học gần 1.000 tỉ đồng cửa ngõ phía tây
19/05/2022 2:46:42 CH
Viêm gan cấp khiến trẻ em chết: 650 ca mắc tại 33 nước, Việt Nam đang ứng phó sao?
30/05/2022 10:41:29 SA
Thủ tướng: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế và nhân lực y tế nghỉ việc
24/06/2022 12:00:20 CH
Vaccine COVID-19 mới, có thể chống nhiều biến thể được cấp phép sử dụng tại Anh
16/08/2022 11:29:48 SA
Comments
Bình luận mới
Fan Page
Xem Nhiều Nhất

Hữu ích
17/02/2017 11:26:34 SA
Bảng giá xét nghiệm Bệnh viện Pasteur

Giới tính
03/08/2016 1:50:14 SA
Bật mí bí mật 'chăn chuối' của chị em: Tôi đi săn 'chuối'

Nàng & chàng
03/02/2016 11:28:36 SA
Nữ bác sĩ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp

Gói khám
04/02/2016 10:13:40 SA
Thẻ ngoại trú - CIH

Sức khỏe toàn diện
17/03/2016 4:54:26 SA